Trang chủ » Máy Làm Lạnh Nước Chiller Công Nghiệp Và Những Điều Cơ Bản

Máy Làm Lạnh Nước Chiller Công Nghiệp Và Những Điều Cơ Bản

Máy làm lạnh nước công nghiệp chiller làm mát nước

Máy làm lạnh nước, chiller công nghiệp đóng vai trò không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực như: ngành nhựa, thực phẩm, dược phẩm,… Mặc dù rất quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về dòng máy làm lạnh làm mát bằng nước hay còn gọi là chiller công nghiệp này. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một cách chi tiết và toàn diện về máy làm lạnh nước công nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Máy làm lạnh nước Chiller công nghiệp

1.1. Khám phá Máy làm lạnh nước chiller công nghiệp

Máy làm lạnh nước công nghiệp (hay còn gọi là water chiller) là một thiết bị quan trọng giúp hạ nhiệt độ của nguyên vật liệu, đồ vật,… xuống mức cho phép, phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Máy này hoạt động dựa trên hệ thống điều hòa không khí trung tâm và sử dụng nước làm chất dẫn truyền hơi lạnh.

1.2. Các loại Máy làm lạnh nước công nghiệp phổ biến

Máy làm mát nước công nghiệp có thể được phân loại theo dòng máy nén khí. Cụ thể như sau:

  • Máy làm lạnh nước sử dụng máy nén khí piston: Loại máy này chủ yếu hoạt động thông qua xi lanh, thường có công suất nhỏ hơn 200RT do đó chỉ thích hợp cho các công ty có nhu cầu làm lạnh thấp. Tuy nhiên, loại máy này ít được sử dụng do kích thước nhỏ, hiệu suất thấp và thường gây tiếng ồn.
  • Máy làm lạnh nước sử dụng máy nén khí trục vít: Đây là loại máy được sử dụng khá phổ biến hiện nay với công suất từ 50RT – 1100RT hoặc lớn hơn. Khi hoạt động, máy sẽ giữ hơi ga trên rãnh trục vít và nén lại. Tiếp đó, ga lạnh sẽ được dẫn vào buồng nén để làm lạnh nước, phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
  • Máy làm lạnh nước sử dụng máy nén khí ly tâm: Loại máy này có công suất khá lớn, trong khoảng từ 500RT – 3000RT do đó thích hợp để sử dụng cho các công ty lớn, có nhu cầu làm lạnh cao. Mặc dù có ưu điểm là khả năng làm lạnh nhanh chóng nhưng kích thước của máy tương đối lớn.
  • Máy làm lạnh nước sử dụng máy nén xoắn ốc: Loại máy này có công suất khiêm tốn, không vượt quá 200RT nhưng cho hiệu quả làm lạnh khá cao. Dòng máy này có ưu điểm là thiết kế đơn giản, gọn nhẹ.
Ngoài ra, máy làm lạnh nước công nghiệp còn có thể được phân loại theo thiết bị ngưng tụ với các dòng máy giải nhiệt nước (water-cooled), giải nhiệt gió (air-cold),…

2. Ưu, nhược điểm của máy làm lạnh nước công nghiệp

2.1. Ưu điểm

Máy làm lạnh nước công nghiệp mang lại nhiều lợi ích như sau:

  • Máy làm lạnh nước công nghiệp được dùng để kiểm soát nhiệt độ khuôn, giúp cải thiện chất lượng cho bề mặt của thành phẩm.
  • Máy có bộ điều khiển bằng vi xử lý và bộ điều chỉnh nhiệt bằng điện tử chính xác, giúp vận hành dễ dàng.
  • Dải công suất của máy lớn, phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau, từ công ty ngành nhựa cho đến lĩnh vực xây dựng, chế tạo linh kiện điện tử,…
  • Máy có độ bền cao, vận hành ổn định và thời gian sử dụng khá dài. Đặc biệt, quá trình lắp đặt máy làm lạnh nước cũng khá đơn giản.
  • Thông thường, mỗi máy làm lạnh nước sẽ có từ 3 đến 5 cấp giảm tải để người dùng có thể điều chỉnh công suất phù hợp, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong quá trình vận hành.
  • Máy khiến thành phẩm giảm nhiệt nhanh hơn, từ đó làm rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

2.2. Hạn chế

Như mọi thiết bị máy móc khác, máy làm lạnh nước công nghiệp cũng có những hạn chế nhất định, bao gồm:

  • Mặc dù đã được tích hợp bộ phận điều khiển và kiểm soát nhiệt độ điện tử nhưng vẫn cần phải có chuyên viên phụ trách theo dõi, kiểm tra. • Các công tác liên quan đến việc vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống máy khá phức tạp, đòi hỏi người có trình độ chuyên môn cao mới có thể thực hiện được.
  • Khi máy hoạt động cần xây dựng một hệ thống phòng máy riêng.

3. Nguyên lý hoạt động của máy làm lạnh nước công nghiệp

Máy làm lạnh nước công nghiệp hoạt động dựa trên nguyên lý sự chuyển đổi lý tính của trạng thái vật chất.

Có thể hiểu đơn giản, trong hệ thống máy, nước sẽ liên tục chuyển đổi trạng thái (từ rắn -> lỏng -> khí và ngược lại), tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín. Quá trình chuyển đổi trạng thái này sẽ sản sinh hoặc hấp thụ nhiệt, khiến cho môi trường xung quanh trở nên lạnh đi hoặc nóng lên.

Cụ thể, khi nước chuyển hóa từ thể rắn sang thể lỏng và từ thể lỏng sang thể khí thì sẽ cần sử dụng nhiệt từ môi trường nên làm cho không khí xung quanh mất nhiệt và lạnh đi. Đó là quá trình thu nhiệt.

Ngược lại, khi nước chuyển hóa từ thể khí sang thể lỏng rồi từ thể lỏng sang thể rắn thì sẽ tỏa nhiệt, khiến môi trường xung quanh nóng lên. Máy làm lạnh nước công nghiệp sử dụng áp suất để tách biệt 2 phần nhiệt nóng và nhiệt lạnh này.

Phần nhiệt lạnh sẽ được dùng với mục đích làm lạnh nước. Còn phần nhiệt nóng thì sẽ được thải ra môi trường thông qua cooling tower hoặc dùng quạt gió làm mát máy.

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem qua sơ đồ nguyên lý máy làm lạnh nước chiller bên dưới:

Cấu tạo chiller làm mát nước công nghiệp.

Ứng dụng của máy làm lạnh nước công nghiệp Máy làm lạnh nước công nghiệp được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực sau:

  • Sử dụng trong hệ thống làm mát máy ép nhựa để làm lạnh máy ép khuôn nhựa, máy in màu, giải nhiệt dầu máy qua tấm PHE.
  • Giải nhiệt công nghiệp, làm lạnh trong quá trình pha trộn hóa chất.
  • Cung cấp nước lạnh để pha trộn bê tông dùng trong xây dựng.
  • Làm lạnh trong ngành công nghiệp thực phẩm như sản xuất rượu, bia, nước giải khát,…

CÔNG TY TNHH MÁY NHỰA VIỆT ĐÀI

Hotline: (0399.924.819) Ms. Thu Hoàn, (0389.330.898) Ms. Phạm Hiền.

Email: maynhuavietdai.hd@gmail.com

Trụ sở chính: Xóm 6, thôn Xuân Áng, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Văn phòng miền bắc: 179 Chợ Đường Cái, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

Văn phòng miền Nam: Số 4, Đường số 10, Khu phố Khánh Hội, Phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Nhà máy sản xuất: KCN xây dựng Phương Thảo, QL5, An Lạc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *