Trang chủ » Một số loại máy trộn đứng thường thấy

Một số loại máy trộn đứng thường thấy

Máy trộn đứng

Máy trộn nhựa, có nhiệm vụ pha trộn các thành phần khác nhau của nguyên liệu như hạt nhựa, chất độn,.v.v trở thành một hỗn hợp đồng nhất. Quá trình này liên quan đến việc sử dụng những lưỡi thép (inox) hình lưỡi cày xoay ở tốc độ cao, khiến cho vật liệu được trộn lẫn với nhau.

Một số thiết kế máy trộn đứng

Một điều dễ nhầm lẫn khi nhắc đến máy trộn nhựa, đó là máy trộn tĩnh. Đây là thiết kế lạ và được sử dụng trong những điều kiện đặc biệt yêu cầu sự yên tĩnh. Bản chất của máy này là một ống đúc kim loại kèm trục vít được thiết kế đặc biệt để có thể xoay đến 95% thể tích của ống. Do thiết kế kín và công nghệ của một số nhà sản xuất có thể đúc ống chân không, hầu như ko nghe thấy tiếng va đập của nguyên liệu khi thiết bị này hoạt động. Máy trộn loại này thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, trong phạm vi của bài viết này sẽ không nói quá sâu vào vấn đề này.

Thiết kế cơ bản của Máy trộn tĩnh (static mixer)

Trong trường hợp của máy trộn nguyên liệu thường thấy trên thị trường Việt Nam, có thiết kế gồm 1 thùng hình trụ và một cánh khuấy hình vít xoay. Cánh khuấy (hay còn gọi là bộ khuấy) được gắn từ trục trung tâm và kéo dài từ đáy lên đỉnh của thùng. Khi nó xoay, nó tạo ra một dòng xoáy cho phép các vật liệu được trộn lại với nhau nhanh chóng và hiệu quả.

Có 2 loại chính trong máy trộn đứng. đó là:

  1. Máy trộn vít hình nón: máy trộn này bao gồm một thùng hình nón và 1 (hoặc 2) cánh khuấy hình nón vít (trong ảnh). Bộ khuấy đc gắn trên trục trung tâm và kéo dài từ đỉnh xuống đáy của thùng.
    Khi vít xoay, nó tạo ra một hoặc nhiều xoáy cho phép các vật liệu được trộn lại với nhau nhanh chóng và hiệu quả.
    Máy này chủ yếu được sử dụng để trộn bột hoặc hóa chất tinh khiết.

Máy trộn hình nón

  1. Máy trộn vít hình xoắn ốc: Máy trộn này có ngoại hình là một thùng hình trụ, với cấu tạo gồm một cánh khuấy hình xoắn ốc được gắn ở trục trung tâm. Cho phép vật liệu được trộn đều với nhau.
    Do thiết kế khoang trộn rộng rãi, máy này thường được sử dụng cho các ngành công nghiệp yêu cầu trộn những hạt nguyên liệu có kích thước tương đối to, mà không làm nát hoăc bể các hạt này.
    Một số ngành có thể kể đến như ngành công nghiệp thực phẩm (trộn nông sản), sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngành hóa chất và ngành nhựa.

Máy trộn nhựa đứng

Ứng dụng của máy trộn nhựa đứng Việt Đài:

Máy trộn nhựa có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp nhựa, bao gồm:

  1. Phân tán, đồng hóa, kết tụ: Máy trộn nhựa giúp phân tán và đồng hóa các thành phần, tạo ra một hỗn hợp đồng nhất.
  2. Trộn các loại hạt, vảy, bột: Máy trộn có thể xử lý nhiều loại nguyên liệu khác nhau, từ hạt nhựa, vảy, đến bột.
  3. Đóng gói thông qua các chất phụ gia: Máy trộn cũng được sử dụng để đóng gói các chất phụ gia như chất ổn định, bột đá, chất thổi, chất đi kèm hoặc chất màu.
  4. Pha trộn nhựa với các loại polyme hoặc cao su khác để tạo thành polyblends: Máy trộn giúp kết hợp các loại nhựa khác nhau để tạo ra các sản phẩm mới.
  5. Trộn vật liệu vô cơ như chất điền, sợi thủy tinh hoặc bột đá vào nhựa: Máy trộn cũng có thể xử lý các loại vật liệu vô cơ.

Các loại máy trộn khác nhau phục vụ cho các mục đích và yêu cầu trộn cụ thể. Ví dụ, máy trộn đứng được thiết kế cho các quy trình trộn vật liệu hiệu suất cao và thường được sử dụng với các vật liệu hai thành phần. Máy trộn nằm ngang rất linh hoạt và có thể được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm nhựa và thực phẩm. Chúng cung cấp hiệu suất cao để pha trộn các vật liệu bột khác nhau.

Tuy nhiên, quan trọng là việc lựa chọn máy trộn phù hợp với nhu cầu sản xuất cụ thể của doanh nghiệp.

Xem thêm: Máy trộn nhựa chất lượng cao. Tìm ở đâu?

Xem thêm: Máy trộn nhựa VD-HL1000kg

CÔNG TY TNHH MÁY NHỰA VIỆT ĐÀI

Hotline: (0399.924.819) Ms. Thu Hoàn, (0389.330.898) Ms. Phạm Hiền.

Email: maynhuavietdai.hd@gmail.com

Trụ sở chính: Xóm 6, thôn Xuân Áng, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Văn phòng miền bắc: 179 Chợ Đường Cái, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

Văn phòng miền Nam: Số 4, Đường số 10, Khu phố Khánh Hội, Phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Nhà máy sản xuất: KCN xây dựng Phương Thảo, QL5, An Lạc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *