Octoplastic là dự án của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) phát triển mô hình ‘sản xuất gạch nhẹ từ vật liệu thải’.
Nhóm sinh viên Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) sản xuất gạch từ rác thải nhựa
Octoplastic được nhiều chuyên gia đánh giá tích cực về tính thực tiễn và khả năng nhân rộng. Dự án cũng giành được giải nhì cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa” do UNESCO tổ chức.
Hình ảnh sản phẩm
Giảm 500g nhựa mỗi viên gạch
Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc, hằng năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển. Riêng ở Việt Nam, lượng rác nhựa ra đại dương từ 0,28 – 0,73 triệu tấn mỗi năm, đứng thứ tư thế giới.
Loại nhựa polystyrene (nhựa PS) chiếm tỉ lệ lớn, thường dùng làm các hộp cơm, ly nhựa nhưng ít được chú ý trong những chương trình giải quyết vấn đề môi trường.
Từ bài toán đó, năm sinh viên khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) bắt đầu lên ý tưởng biến rác thải nhựa thành vật liệu hữu dụng như gạch không nung, gạch nhẹ.
Lạc Vân Hi – sinh viên năm 3, trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết quy trình làm gạch gồm ba công đoạn chính.
Trước hết, nhóm cắt các hộp, ly nhựa PS và nghiền thành hạt nhỏ. Sau đó cho ximăng vào cùng hạt đã nghiền để tạo hỗn hợp chất kết dính. Hỗn hợp được cho vào khuôn, phơi khô trong vòng 24 giờ.
“Quan trọng là tìm ra đúng tỉ lệ hạt nhựa và ximăng khi trộn vào hỗn hợp. Chúng tôi đã thử nghiệm và thất bại hơn 30 lần trong nhiều tháng. Không đúng tỉ lệ, gạch sẽ không thể đủ độ cứng, dễ vỡ” – Vân Hi nói.
Qua nhiều lần thử và sai, nhóm tìm đúng tỉ lệ “vàng”. Một viên gạch thành phẩm có thể tạo ra từ 500g nhựa PS, khoảng 50% khối lượng gạch, đồng nghĩa giảm từng ấy nhựa cho môi trường.
Theo đánh giá của ban giám khảo cuộc thi, gạch nhẹ, giá thành thấp so với thị trường, lại có cơ tính cao, chịu lực, cách âm, cách nhiệt tốt hơn.
Nhóm cho biết thêm gạch đạt tiêu chuẩn mác bêtông M50 của Việt Nam (TCVN 1450:2009), khả năng cách nhiệt 90%, không bắt cháy ở điều kiện thường và khả năng cách âm khoảng 60-70%.
Từ những viên gạch thô, nhóm dùng làm các miếng ốp tường, lót sân hoặc làm các chậu cây trang trí, đồ lưu niệm…
Sản phẩm gạch từ rác thải nhựa
Giải quyết vấn đề môi trường
Theo Nguyễn Lê Nguyên Phương (sinh năm 2000) – thành viên nhóm nghiên cứu, tùy vào từng ứng dụng, gạch sẽ được định hình những dạng khác nhau như vuông, tròn, lục giác. Tỉ lệ nhựa trộn trong gạch cũng thay đổi tương ứng.
“Thay vì mang những phế thải nhựa đi đốt hoặc chôn, làm gạch từ rác thải nhựa có thể giúp giải quyết vấn đề môi trường và đem lại giá trị kinh tế” – Phương nói.
PGS.TS Lê Thị Kim Phụng – khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), giảng viên hướng dẫn nhóm nghiên cứu – cho biết dự án không đơn thuần tái chế nhựa mà còn cả tro bay, bùn thải.
Trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhựa với tro bay hoặc bùn thải thay cho ximăng, tạo thành một hỗn hợp chất kết dính hiệu quả. Tro bay, bùn thải và nhựa thải được kết hợp theo tỉ lệ thích hợp để cho hiệu quả cao nhất.
PGS.TS Phụng cho biết thêm ngoài sản phẩm gạch nhẹ, nhóm nghiên cứu cũng đang xây dựng các tấm cách nhiệt, cách âm từ rác thải nhựa cho nhiều ứng dụng khác.
Theo cô Phụng, dự án hoàn toàn có thể được thương mại hóa nhưng trước hết cần chuẩn hóa nguồn nguyên liệu. Rác thải nhựa cần được thu gom, phân loại theo tiêu chuẩn để có nguồn đầu vào sạch cho quá trình làm gạch…
Vì một đại dương không nhựa
Sau gần bốn tháng triển khai, cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa” do UNESCO cùng với Ủy ban quốc gia Chương trình Con người và sinh quyển Việt Nam, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An tổ chức, thu hút được 25 ý tưởng sáng tạo từ thanh niên và các nhà khoa học trẻ.
Ông Michael Croft – trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam – đánh giá cao niềm đam mê, sự sáng tạo và mối quan tâm về những vấn đề môi trường của các bạn trẻ Việt Nam. Theo ông, chính các bạn sẽ hỗ trợ cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Video sản phẩm
LỢI THẾ KHI HỢP TÁC CÙNG MÁY NHỰA VIỆT ĐÀI?
· Chúng tôi với 100% đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên kinh nghiệm làm việc trực tiếp tại ĐÀI LOAN & TRUNG QUỐC từ 3-10 năm, am hiểu máy móc kỹ thuật hơn bất kỳ ai khác.
· Trực tiếp sản xuất những máy móc thiết bị mang thương hiệu “Máy Nhựa Việt Đài”
· Là nhà phân phối độc quyền máy móc ngành nhựa của GENIUS – ĐÀI LOAN và DEMA – TRUNG QUỐC – hai quốc gia đi đầu về sản xuất và chuyển giao kinh nghiệm ngành nhựa.
· Giá cả chúng tôi đề ra không phải là rẻ nhất trên thị trường nhưng giá trị của nó gấp nhiều lần số tiền quý khách đã bỏ ra.
· Chương trình hậu mãi hấp dẫn, máy móc được bảo hành 1 năm, bảo dưỡng trọn đời.
· Linh kiện vật tư nhập khẩu chính hãng đáp ứng nhu cầu của quý khách 24/7 từ hộp số, nòng trục, đến dao máy băm, máy nghiền…
· Chuyển giao công nghệ kỹ thuật thao tác cho đến khi khách hàng thành thục.
· Hỗ trợ hướng dẫn công thức phối nguyên liệu (nếu cần).
· Ưu đãi đặc biệt cho khách hàng thân quen, khi mua máy bên Máy Nhựa Việt Đài quý khách đều mua được linh kiện với giá khuyến mãi cực sốc.
· Máy Nhựa Việt Đài có sẵn đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, kỹ sư trong và ngoài nước sẵn sàng hỗ trợ, sửa chữa cho quý khách trong thời gian nhanh nhất.
Máy Nhựa Việt Đài – chuyên máy móc ngành nhựa, có thể hỗ trợ bạn xác định quy trình hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất cho việc đầu tư máy móc ngành nhựa và cung cấp chuyển giao hoàn toàn công nghệ tiên tiến nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn
Liên hệ ngay với Máy Nhựa Việt Đài để có sản phẩm tốt nhất với giá cạnh tranh nhất
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Máy Nhựa Việt Đài
Trụ sở chính: xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: 179 Chợ Đường Cái, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Chi nhánh miền nam: Số 4, đường số 10, Kp. Khánh Hội, P. Tân Phước Khánh, Tx. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương.
Hotline: 0886547668 (Mr. Vien)/ 0937470861 (Mr. Trung) 0969778568 Mr.Ba 0976556525 Mr.Dũng
Email: maynhuavietdai.hd@gmail.com